Du học Hàn Quốc chỉ còn là trong chuyện cổ tích

Chuyện cổ tích về du học Hàn Quốc mà ông cha ta hay kể giờ chỉ là mây khói. Thực tế bây giờ khác xưa nhiều lắm rồi. Ai nói đi Hàn ngon lành sung sướng lắm tôi vả vào mặt!

Chả nói đâu xa em chính là người đi Hàn du học đây, chỉ mang tiếng đi học cho oai thôi chứ cày như trâu bục mặt để lấy tiền ăn ở sinh hoạt bên này. Không làm thì lấy đâu ra tiền mà sống đây, ai nói Hàn Quốc là sướng :)) Dạo này thấy trên bảng tin nhiều bạn sắp sang hàn nhỉ. Trước mình chuẩn bị sang du học Hàn Quốc tâm lí cũng như vậy, hào hứng, hồi hộp, tò mò về bên này. Chứ hầu như ko có lo lắng là bao. Mình sang hàn cũng được năm rồi ngày mới sang vào trường duy nhất một mình người Việt, tiếng thì ko biết , thật chứ khổ cực luôn, đi mua cái gì ăn cũng khó, cảm giác bị cô lập ý.

Mình ở việt nam học được hơn 1 tháng. Sang bên Hàn du học phải được gần 2 tháng mới quen quen dần dần được cuộc sống ở đây. Mới sang thì chưa phải lo nghĩ gì nhiều hầu như ai cũng chỉ học trước đã. Ở cùng 2 thằng tầu nói chuyện thì toàn google dịch 😂. Khoảng 3 tháng thì mình được 1 thằng Uzibekistan rủ đi làm và lần đầu đi làm bên hàn được 100k won hôm đấy bỏ cả học ra đồng vác bao lần ý các bạn à.

Trời nắng há hốc mồm, mũ ko có khẩu trang không thế là cứ bốc vác ngoài đồng thế đấy. Lần đầu về thấy uể oải luôn chán ko muốn đi làm nữa. Và cứ vậy thỉnh thoảng mình mới đi được hôm làm lấy tiền ăn. Nếu nhà bạn nào đi du học sang Hàn Quốc có điều kiện thì không lo chứ mình vừa lo tiền học vừa lo cuộc sống bên này, đúng kiểu du học Hàn vừa học vừa làm đó.

Các bạn cứ sang du học Hàn đi rồi sẽ hiểu thôi không giống như vẫn nghĩ như ở nhà đâu. Mình thì ở nhà cũng gọi là công tử lắm trả làm gì ấy thế mà sang đây đi bốc vác, dọn nhà vệ sinh, chạy mạ ngoài đồng, đi cấy, mùa hè thì làm trong nhà kính ngoài đồng nắng gần chết. Mùa đông đi nhổ cải lạnh cứng hết chân tay.

À bên này theo em với xây dựng kiếm khá nhiều tiền đấy, bạn nào chưa biết theo em sang rồi ai cũng biết 😂 mang tiếng đi du học Hàn Quốc đấy nhưng sang toàn làm mà việc làm ở đây không cần biết tiếng. Rồi đến đợt gia hạn visa phải chứng minh tài khoản. Không có bạn bè người thân thì rất khó khăn. Cứ 6 tháng lại 10 triệu won thì lấy đâu ra. Tâm lí tài chính không có nhiều bạn cũng trốn là đúng mà trốn rất nhiều rồi ý. Qua 1 năm hoặc 6 tháng phải đóng học không có tiền là trốn thôi (xem chi phí đi du học Hàn Quốc bao nhiêu ?). Ko có tiền thì lao đầu vào đi làm để lấy tiền ăn học thì làm gì còn học hành được gì nữa. Số đen thì bị công an tóm lại về nước thôi!

Hiện tại tình hình du học sinh Việt bên hàn như vậy đó. Bạn nào may mắn thì làm quán xá thì công việc đều đều vẫn có thời gian học 1 chút nhưng trả được bao tiền. Rồi thời gian nó trôi nhanh lắm mình đây vèo cái hết năm . Sắp tới tính lên đại học lại 1 đống tiền. Đào đâu ra đây chứng minh 20 triệu won vay thì ko ai cho rồi. Chắc nhà đi vay gửi sang .

Nhiều lúc thấy chán chán cảnh du học Hàn Quốc và cũng muốn ra ngoài nhưng gia đình vẫn khuyên cố gắng. Thật sự thì cũng mịt mù lắm còn trả biết nên học cái gì nữa đây , trong nước học đại học còn khó vật vã đi rồi huống gì học bằng tiếng hàn, đến nói chuyện thôi còn ko nói được thì đại học cái nỗi gì nữa. Học tiếng Việt đây, đi thi còn phao phiếc các kiểu chịu khó nhồi nhét mãi học thuộc lòng chắc được ít kiến thức mà đã cảm thấy nó khoai thế nào rồi. Giờ học học thuộc bằng chữ tiếng Hàn chắc …

Nói thật chứ cứ bảo học Đại học bên này tốt nghiệp được đi chăng, Bạn có chắc là sẽ có việc làm không hay vẫn công cốc một đống tiền của và công sức bỏ ra, cho nên mình nhiều lúc cũng suy nghĩ lắm. Đến Sinh viên Hàn chúng nó còn thất nghiệp 1 đống ra đấy nói gì đến sinh viên ngoại quốc trừ khi bạn giỏi thực sự. Cứ nghĩ là học xong đi làm tháng vài chục triệu cũng còn gian nan và xa vời lắm. Du học khổ lắm ý trả thấy sướng gì hic. Vừa học vừa làm bên Hàn cảm giác lúc nào cũng phê phê buồn ngủ:)) áp lực.

Các bạn chưa sang thì mình tâm sự đôi chút để biết rõ hơn về bên này. Đây là trường hợp của mình và cũng có nhiều bạn sẽ khác và có khi còn may mắn hơn mình khi đi du học Hàn Quốc. Chúc các có một tâm lí vững chắc chuẩn bị mọi hành trang lên đường học tập nơi có các soái ca Các thần tượng K-pop 😂😂. Các bạn bên này rồi thì học tập tốt kiếm thật nhiều tiền. Bạn nào bấp hợp pháp thì cố gắng kiếm thật nhiều tiền ko bị công an sờ gáy nhé. Thôi mình ngủ sớm đây , đang được nghỉ hè mai lại đi cầy , khổ lém 12 tiếng chứ ít ỏi gì :(( Chúc các bạn thành công!

Không đi lao động được thì đi du học Hàn Quốc vậy

Tín hiệu đáng mừng cho lao động Việt tại thị trường Hàn Quốc 2017. Một điều lưu ý cực kì quan trọng người lao động cần biết: Tính đến thời điểm hiện tại, chưa một công ty nào được phép đưa người lao động đi Hàn Quốc làm việc ngoài Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội. Chính vì vậy, người lao động cần cảnh giác và tỉnh táo với các công ty ” môi giới” đưa ra các thông tin sai lệch nhằm trục lợi. Chỉ có đi du học Hàn Quốc là tốt đi được thôi nhé. Chúc các bạn thành công!

Thị trường XKLĐ Hàn Quốc đã từng ảm đạm như thế nào?

>> điều kiện cần và đủ để du học Hàn Quốc

>> chi phí để du học Hàn Quốc

Mong muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, có công việc ổn định với mức lương lo cho gia đình ấm no, hạnh phúc là mơ ước không chỉ của những trụ cột gia đình mà còn là của bất kỳ người lao động nào. Thế nhưng, với nền kinh tế khủng hoảng thế giới năm 2008 kéo theo hệ lụy cho toàn cầu, trong đó Việt Nam chịu hậu quả không hề nhỏ. Nhiều công ty xí nghiệp bị phá sản, đóng cửa, … và lạm phát kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi gia đình. Tình trạng kéo dài, chính phủ chưa khắc phục được kinh tế nước nhà. Người dân thắt chặt chi tiêu tối đa những thu vẫn không đủ chi, nhiều người đã tìm đến thị trường lao động tại nước ngoài như Đài Loan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,… để mong cải thiện cuộc sống cho gia đình.

Du học Hàn Quốc là cửa sáng nhất cho những ai muốn đi Hàn

Du học Hàn Quốc là cửa sáng nhất cho những ai muốn đi Hàn

Theo số liệu tổng kết của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2010 Việt Nam đưa được 85.546 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó Hàn Quốc là thị trường XKLĐ đứng thứ 2 của Việt Nam với 8.628 người chỉ đứng sau Đài Loan. Trung bình mức lương của người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 1000 USD/ tháng sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí.

Tuy nhiên, sau khi hết hạn hợp đồng, lao động không về nước mà tiếp tục ở lại Hàn Quốc trái phép để làm việc. Lao động không chịu về nước chủ yếu do mức lương ở Hàn Quốc khá cao, từ 25 đến 30 triệu đồng, có người lên đến 40 triệu đồng mỗi tháng. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới an ninh, xã hội nước bạn, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của nước ta.

  • Năm 2012, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn lên đến 55% đứng đầu trong số 15 quốc gia phái cử lao động làm việc tại Việt Nam. Trước tình hình này, Chính phủ Hàn Quốc chính thức ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Hàng loạt hệ lụy kéo theo khi 14.000 lao động Việt Nam đã hoàn thành hồ sơ, chứng chỉ tiếng Hàn chuẩn bị xuất cảnh đi Hàn Quốc làm việc bị tạm ngừng.
  • Đến tháng 4/ 2015 Hàn Quốc tiếp nhận lượng lao động Việt Nam trở lại nhưng vẫn ở mức hạn chế.
  • Tháng 4/2016, số lượng lao động sang làm việc tại Hàn Quốc đã khả quan hơn đáng kể.
  • Theo hàng thông tấn Yonhap, vào ngày 15/5/2016 chính phủ Hàn Quốc chính thức thông báo sẽ mở cửa lại thị trường việc làm đối với lao động Việt Nam bắt đầu từ  năm 2017

Hàn Quốc sẽ tái mở cửa cho lao động Việt Nam

Các doanh nghiệp Hàn Quốc kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm với các lao động người Việt. Các doanh nhân địa phương đánh giá cao lao động Việt Nam ở khả năng thích nghi với điều kiện làm việc và đáp ứng nhanh các kỹ năng mà nghề nghiệp đòi hỏi. Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết đã quyết định dỡ lệnh cấm sau khi Việt Nam vạch ra lộ trình 2016 – 2018 nhằm quản lý tốt hơn những công dân lưu trú tại nước ngoài trái phép.

Các bạn có nhu cầu và mong muốn đi XKLĐ Hàn Quốc, ngay từ hôm nay hãy chủ động học tiếng Hàn để có đủ trình độ tham dự Kỳ kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ LĐTBXH tổ chức. Trong thời gian đăng kí tham gia kiểm tra tiếng Hàn, người lao động đăng ký ngành dự tuyển. Những ngành nghề Hàn Quốc tiếp nhận: Xây dựng, Nông nghiệp, Chế biến thủy hải sản, Sản xuất chế tạo ô tô,… Người lao động nên căn cứ vào tay nghề, trình độ chuyên môn của mình để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp. Vì bản đăng kí sẽ không được thay đổi khi đã làm hồ sơ dự tuyển. Kết quả kì kiểm tra tiếng Hàn sẽ được tính theo nguyên tắc lấy từ người có đểm số cao nhất trở xuống để làm hồ sơ đăng kí dự tuyển gửi sang Hàn Quốc. Do đó, các bạn hãy nỗ lực phấn đấu học tập để kết quả kiểm tra của mình cao nhất, đồng nghĩa với việc cơ hội sang làm việc tại Hàn Quốc sẽ cao hơn

Đi du học sang Hàn Quốc dễ hay khó ?

Đi du học Hàn Quốc có dễ không ? Nó sẽ dễ nếu các bạn biết làm hồ sơ, còn nếu không biết làm thì hãy nhờ đến trung tâm du học Korea.net.vn để đảm bảo hồ sơ của bạn được chuẩn bị tốt nhất và gửi đến trường phía Hàn Quốc. Sơ qua như vậy thôi, còn muốn hiểu cụ thể chi tiết các bạn hãy đọc bài này nhé!

Du học Hàn Quốc có dễ không?

Đây là câu hỏi của nhiều bạn du học sinh đi du học Hàn Quốc, các bạn mới tìm hiểu về du học sinh sang Hàn Quốc luôn muốn biết đi du học tại Hàn Quốc có dễ không ? Bạn đang mong muốn đi du học ở một đất nước tiên tiến phát triển? Bạn đang tìm hiểu về môi trường giáo dục của đất nước Hàn Quốc? Và du học ở Hàn Quốc có dễ không?

Với 10 năm kinh nghiệm làm trong ngành du học, là từng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của du học Hàn Quốc, hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin về giáo dục ở Hàn Quốc và học sinh, sinh viên Việt Nam sang du học dễ hay khó, và nó có thực sự được như kỳ vọng của chúng ta hay không?

1. Nền giáo dục của Hàn Quốc

Trên bản đồ các nước OECD- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, các học sinh Hàn Quốc luôn đạt điểm cao nhất trong những bài kiểm tra quốc tế Pisa test. Vậy nền giáo dục của Hàn Quốc có gì đặc biệt mà các học sinh, sinh viên nước này lại có kết quả học tập cao ngất ngưởng tới vậy? Chắc các bạn đang cảm thấy con đường sang học tại Hàn khó khăn rồi phải không? Cứ đọc tiếp đi để xem Du học Hàn Quốc có dễ không nhé!

Ở Hàn Quốc, khẩu hiệu nổi tiếng với học sinh cuối cấp là “Bốn đỗ Năm trượt” – nghĩa là mỗi ngày chỉ ngủ 4 giờ mới có cơ hội “vượt vũ môn”, nếu ngủ đến 5 tiếng sẽ trượt đại học. Nhiều học sinh cuối cấp phải đứng ôn bài để tránh ngủ gật, dầy công khổ luyện để đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học. Tỷ lệ sinh viên đỗ đại học hàng năm tại Hàn Quốc là 60% (một con số khá cao), ngoài ra học sinh có thể lựa chọn học cao đẳng, trung cấp sau đó liên thông lên đại học. Nhưng với người dân Hàn Quốc, chỉ khi đỗ vào “top 3”: Đại học quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei mới chân chính là “đề tên bảng vàng”. Do đó, cuộc chiến giữa các sỹ tử vô cùng khốc liệt.

Đi du học Hàn Quốc có dễ thực hay không ?

Đi du học ở Hàn Quốc có dễ thực hay không ?

Các bậc phụ huynh Hàn Quốc cho rằng chỉ có học hành mới có được tương lai tươi sáng, do đó họ đầu tư rất nhiều cho việc học hành của con cái. Theo thống kê, các gia đình Hàn Quốc thường phải chi 700 – 1000 USD (15 – 22 triệu đồng) mỗi tháng cho việc học thêm, học bổ túc của con. Trong ngày thi đại học, cả nước đi làm muộn một giờ để nhường đường cho các sỹ tử đi thi, thị trường chứng khoán cũng phải tạm thời đóng cửa. Vào ngày thi tiếng Anh, các phương tiện giao thông bị kiểm soát chặt chẽ, máy bay không được bay hoặc hạ cánh, thậm chí máy bay quân đội cũng phải ngừng hoạt động để các thí sinh tập trung cho phần thi nghe.

Qua đây ta có thể thấy đất nước Hàn Quốc coi trọng và để cao chuyện học hành thi cử của thế hệ tương lai như thế nào. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu đối với tỷ lệ dân số tốt nghiệp đại học tại Hàn Quốc lên đến 71%, một con số khá “khủng’’ và đứng top đầu trên thế giới.

2. Du học Hàn Quốc có khó không?

Được học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục của Hàn Quốc là mong muốn của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên phải không ạ? Vâng, hiện nay việc đăng ký học tại Hàn Quốc khá là dễ dàng với văn phòng tuyển sinh quốc tế ở các trường đại học luôn luôn sẵn lòng trợ giúp các bạn. Hiện nay hầu hết các trường đại học tại Hàn Quốc đều mở rộng cơ hội học tập cho du học sinh nước ngoài, Vì vậy các bạn muốn đi du học sinh Hàn Quốc dễ hơn trước rất nhiều, nhiều lựa chọn trường lớp ngành hơn. Trường sẽ yêu cầu bạn nộp hồ sơ trực tiếp cho trường thông qua một hồ sơ trực tuyến, vì vậy các bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin trên website của trường để biết chính xác những điều kiện tham gia.

>> Hướng dẫn tự làm hồ sơ du học Hàn Quốc

di-du-hoc-han-quoc-truong-seoul-co-de-khong

Khung cảnh trường đại học quốc gia Seoul Hàn Quốc

  • Những tài liệu cần thiết để đăng ký học

– Thư giới thiệu hoặc thư đề cử

– Bản sao hộ chiếu

– Chứng nhận khai báo nhập cảnh và xuất cảnh được cấp bởi chính quyền Hàn Quốc (Certificate of Facts concerning the Entry and Exit)

– Hồ sơ đăng ký học, và thường bao gồm các bài tự luận (personal statement)

– Chứng chỉ năng lực tiếng Hàn hoặc tiếng Anh, tùy thuộc vào chương trình mà bạn đăng ký

Bạn sẽ cần thị thực để học tiếng Hàn Quốc và bạn nên xin cấp thị thực này càng sớm càng tốt vì quy trình xin thị thực sinh viên có thể mất đến vài tháng.

  • Thời hạn nộp hồ sơ

Các trường đại học Hàn Quốc đều có thời hạn nộp hồ sơ rất nghiêm ngặt, vì vậy muốn dễ dàng đi du học Hàn Quốc đừng chờ đến khi hạn chót mới nộp. Nộp sớm để bạn có thể kịp thời bổ sung và sửa hồ sơ của mình một cách hoàn thiện. Thông thường, các trường tại Hàn thường nhận hồ sơ từ tháng một đến tháng hai, và thông báo nhập học sẽ được công bố vào tháng tư. Một số chương trình có yêu cầu năng lực ngôn ngữ, và có thể được tổ chức vào tháng tám, sau khi được nhận vào học. Để có thông tin chính xác nhất, hãy kiểm chứng thông tin chính xác với trường của bạn.

  • Một số mẹo để nộp hồ sơ hiệu quả

– Chuẩn bị hồ sơ của bạn thật kỹ càng, không nên đợi đến hạn cuối mới chuẩn bị.

– Liên hệ với văn phòng tuyển sinh quốc tế của trường.

– Luôn theo dõi hạn nộp hồ sơ.

– Nộp hồ sơ vào nhiều trường đại học.

Một lần nữa tôi khuyên các bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định, nên có kế hoạch từ 6-9 tháng để có kết quả tốt nhất. Học tập tại Hàn Quốc có thể không dễ dàng như phim các bạn đang xem nhưng rất có triển vọng. Tương lai của du học Hàn Quốc sẽ đẹp và thú vị những sẽ cần sự nỗ lực mà bạn bỏ ra. Mục Tâm sự du học sinh Hàn Quốc chúc các bạn thành công!

Đi du học Hàn Quốc có tốt hay không ?

Du học Hàn Quốc hiện nay không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam khi tỉ lệ thất nghiệp và tình trạng “lương không đủ tiêu”, du học sinh tìm đến du học Hàn Quốc để cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, để lựa chọn được một đất nước làm điểm đích của mỗi người lao động không phải là dễ dàng. Theo số liệu thống kê mới nhất từ các doanh nghiệp thì chỉ trong năm 2016, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 98.410 lao động (36.643 lao động nữ), đạt 100,4% kế hoạch năm 2016 đề ra và bằng 116,98% so với cùng kỳ năm ngoái.

>> thứ hạng các trường đại học của Hàn Quốc

tuyen-sinh-du-hoc-han-quoc-thang-9-2016

Đi du học Hàn Quốc là xu hướng trong nhiều năm tới

Dễ kiếm việc làm sau khi về nước

Theo cục quản lý du học sinh ngoài nước, Hàn Quốc hiện nay là thị trường mà du học sinh sau khi về nước có khả năng hòa đồng với cộng đồng rất cao. Không chỉ vậy, khi trở về nước họ sẽ có rất nhiều cơ hội được làm việc trong các công ty, xí nghiệp liên kết Việt – Hàn với mức lương khá cao. Bởi các ông chủ luôn đánh giá cao lao động đã được làm việc, rèn luyện trong môi trường du học Hàn Quốc miễn phí.

Được nâng cao trình độ và tay nghề khi làm việc tại Hàn Quốc

Theo một số chủ doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, lao động trờ về từ Hàn Quốc có trình độ, tay nghề rất cao, thậm chí hơn cả các lao động có bằng đại học. Bởi du học sinh trong nước họ chỉ được học lý thuyết, rất ít được thực hành thực tế, nếu có cũng chỉ là thoáng qua và rất hời hợt, do đó tay nghề không cao. Còn du học sinh đi du học Hàn Quốc về thì được đánh giá khá cao bởi vì trong quá trinh làm việc tại các doanh nghiệp tại Hàn, du học sinh Việt Nam được rèn luyện trong môi trường thực tế, được rèn dũa tác phong và hơn thế là trong quá trình làm việc biết lắng nghe và rất chịu khó học hỏi, trau dồi kinh nghiêm để nâng cao tay nghề.

Vậy hãy cùng Korea.net.vn du học Hàn Quốc uy tín đồng hành trên con đường đi du học tới Hàn Quốc nhé.

Tuyển dụng lao động nhật đi đơn chế biến và may

ĐƠN HÀNG MAY (MAY QUẦN ÁO TRẺ EM)- (3 năm) – NỮ
Công ty TMS thông báo đơn hàng giành cho 09 nữ xuất khẩu lao động nhật bản thi tuyển tháng 03/2015
1. NỘI DUNG TUYỂN DỤNG

Địa điểm làm việc: YAMAGUCHI
Số lao động tuyển: 09
Độ tuổi từ 20 – 30

2. ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG
+ Giới tính: Nữ
+ Độ tuổi: từ 20 đến 30 tuổi
+ Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên
+ Yêu cầu: khỏe mạnh, thể lực tốt, chăm chỉ
Xem chi phi xkld nhat ban bao nhiêu
3. CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI

– Tiền lương cơ bản: 120.000 Yên (chưa bao gồm làm thêm)
– BHXH, BHTN, BHTT theo quy định luật pháp Nhật Bản.

– Ngày nghỉ: Thứ 7, chủ nhật hàng tuần, lễ tết theo Lịch Nhật Bản (làm thêm nếu có mong muốn)
ĐƠN HÀNG NGẮN HẠN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (GIA CÔNG THỊT LỢN) – (1 NĂM) – NAM
1: Địa điểm làm việc: GUNMA
2: Số lao động thi tuyển: 9
3: Độ tuổi từ 18 – 35
4: Trình độ:
– Tốt nghiệp cấp 2 trở lên
5: Yêu cầu:
– Sức khỏe tốt, thị lực tốt, thuận tay phải, không mắc các bệnh truyền nhiễm…
6: Chế độ + quyền lợi:
– Tiền lương cơ bản: 120.000 Yên (chưa bao gồm làm thêm)
– BHXH
– Làm thêm
7: Trợ cấp tháng đầu: 50.000 Yên
8: Dự kiến nhập cảnh: 1/6/2015
9: Dự kiến thời gian thi tuyển: 03/03/2015
10: Nhận hồ sơ từ 3/2/2015 – 11/2/2015
6. LIÊN HỆ:
Phòng Tuyển dụng XKLĐ Nhật Bản Hà Nội
Địa chỉ: Tòa nhà Vimeco – Lô E9 – Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 0934.563.885

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015: Cơ hội và thách thức

Nói đến thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản thì ai cũng biết đây là một trong những thị trường lao động tốt nhất hiện nay bởi mức lương, chế độ cũng như môi trường làm việc tốt nhưng để đáp ứng được yêu cầu của thị trường này cũng không hề đơn giản.

Theo thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Nhật Bản sẽ cần khoảng 20.000 lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị cho các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020 trong giai đoạn 2015 – 2020, trong khi dân số Nhật Bản đang ngày càng già hóa với tỷ lệ 23% dân số độ tuổi trên 65 tuổi. Đây là cơ hội rất lớn, thu hút nhiều lao động Việt Nam đến với thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản, đặc biệt là trong giai đoạn những tháng cuối năm.

di-lao-dong-nhat-ban-2015-co-hoi-va-thach-thuc

Đến với thị trường Nhật Bản, người lao động Việt Nam sẽ không chỉ được nâng cao kiến thức mà họ còn có thu nhập khá với mức lương thấp nhất là 14 triệu đồng/tháng; cao nhất như điều dưỡng viên, hộ lý mức lương có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng. Nếu thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Trung Đông… được xem là thị trường để xóa đói giảm nghèo, thì thị trường Nhật Bản là thị trường cao cấp, đặc biệt ưu tiên nguồn lao động nữ.

Hiện tại, số thực tập sinh Việt Nam sang lao động Nhật Bản đang gia tăng đáng kể. Trong 11 tháng qua, có 17.000 Lao động sang Nhật Bản làm việc (trung bình mỗi tháng có khoảng 1.700-1.900 người lao động đi làm việc). Phía Nhật Bản có nhiều đánh giá tốt về chất lượng lao động Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại thời điểm cuối năm người lao động không muốn xa gia đình để đi làm xa, vì vậy sẽ khó có đủ lao động theo đơn hàng mà đối tác đặt. Trong khi đó, với những đơn hàng tiềm năng, nếu không đáp ứng kịp sẽ mất cơ hội hợp tác. Công ty xuất khẩu lao động cũng không thể vì thiếu lao động mà tuyển dụng ồ ạt lao động kém chất lượng. Vì vậy, dù nhiều đơn hàng, dù khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất cẩn trọng để có được những lao động chất lượng cao.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đây là thời điểm phía Nhật Bản quan tâm đến lao động Việt Nam ở mức cao nhất, tăng 160% so với năm 2013. Thực tế, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với lao động Việt Nam sau khi các thỏa thuận liên Chính phủ được ký kết. Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng lao động, từ chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh cũng được rút ngắn… để người lao động Việt Nam dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, bớt khắt khe không có nghĩa là dễ dãi.

Cơ hội với lao động Việt Nam thì nhiều nhưng sẽ là rủi ro lớn nếu chúng ta không đáp ứng đủ và đúng nguồn lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam phải khắt khe trong tuyển dụng, đào tạo để có nguồn lao động dồi dào, chất lượng tốt thì mới ký đơn hàng với đối tác. Năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, vì vậy, việc chuyển dịch lao động là tất yếu. lao động Việt Nam sẽ phải đương đầu với những thách thức cạnh tranh trong thị trường lao động quốc tế. Việc được ưu tiên tuyển dụng sang thị trường tiềm năng và khó tính như Nhật Bản là tín hiệu lạc quan về một tương lai tốt đẹp cho xuất khẩu lao động của Việt Nam nhưng rất cần chiến lược tổng thể, dài hạn để đào tạo lao động có chất lượng.

Do đó trong năm 2015 đi lao động Nhật Bản nhiều cơ hội nhưng thách thức cũng nhỏ, hi vọng các cong ty xuat khau lao dong nhat ban sẽ cùng hợp tác phát triển thị trường tiềm năng này để gia tăng số lượng, chất lượng người đi lao động tại nước ngoài nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước nhà, giảm tỷ lệ hộ nghèo

Lao động xuất khẩu Việt quay lưng với tiền hỗ trợ

Phát biểu ở hội nghị giao ban do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức chiều ngày 24-2 tại TPHCM, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Lao động ngoài nước, cho biết chương trình và dự án hỗ trợ xuất khẩu lao động nhật bản hiện nay đã có nhưng về đến địa phương thì khó triển khai và người lao động thì chán nản không muốn tiếp nhận.

Ông Quỳnh dẫn trường hợp tỉnh Thanh Hóa có chính sách riêng để hỗ trợ người lao động bên cạnh chương trình hỗ trợ cho xuất khẩu lao động của Bộ LĐ-TB&XH. Mỗi lao động đi nước ngoài sẽ được tỉnh cấp phiếu, quy đổi ra hơn một triệu đồng. Tuy nhiên có người sau khi nhận phiếu xong ra ngoài cổng đã xé luôn tờ phiếu sẽ được dùng để quy đổi.

che-bien-thuc-pham-o-nhat-ban

Nguyên nhân là quy trình cấp tiền cho người lao động nhiêu khê, phức tạp.

Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng thường trực Bộ LĐ-TB&XH thừa nhận, hiện nay việc triển khai chương trình hỗ trợ xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động nghèo còn nhiều bất cập, ví dụ có văn bản đòi hỏi 3 sở có liên quan cùng xác nhận thì người lao động mới được hỗ trợ. Ông Hòa cho biết sẽ xem xét lại quy trình triển khai và nếu cần thiết sẽ phối hợp với ngành tài chính để sửa đổi thông tư liên tịch về hỗ trợ vốn cho người đi xuất khẩu lao động.

Hiện nay dự án hỗ trợ xuất khẩu lao động có hai cách triển khai. Một là bộ “đặt hàng” các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để doanh nghiệp về tỉnh hỗ trợ dạy nghề, đào tạo cho người lao động. Cách còn lại là người lao động sẽ trực tiếp nhận hỗ trợ từ bộ.

Phương pháp đầu tiên vẫn phổ biến nhất mặc dù thực tế còn nhiều vấn đề. Còn nếu người lao động trực tiếp đăng ký nhận hỗ trợ của nhà nước lại có khó khăn khác: người lao động có nhu cầu nhưng lãnh đạo địa phương cũng không biết thông tin về dự án hỗ trợ để giúp đỡ.

Trong năm 2013, xuất khẩu lao động đạt 88.155 người, tăng 10% so với thực hiện năm trước. Một số thị trường trọng điểm có mức tăng cao như Đài Loan tăng 51,86%, Nhật tăng 10,38%, Bộ Lao động cũng đã mở lại thị trường Hàn Quốc vào cuối năm 2013, mở thêm các hình thức hợp tác lao động mới như thí điểm đưa điều dưỡng viên đi làm việc tại Nhật Bản, Công hòa liên bang Đức.

Tuyển dụng kỹ sư đi làm việc lập trình CNTT tại Nhật

TUYỂN DỤNG KỸ SƯ LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN
Theo yêu cầu tuyển dụng lao động của công ty Nhật Bản, và theo hợp đồng ký kết giữa 2 bên chúng tôi đang cần tuyển dụng xuất khẩu lao động 2015 theo đơn hàng Công Nghệ thông tin
1560561_130685853768806_994116084_n

KỸ SƯ IT (biết lập trình Java, PHP, C, C+ Androi)

Yêu cầu đặc biệt:
“* Tiếng nhật tốt giao tiếp tốt (N4), biết vẽ CAD, ưu tiên đã từng làm ở Nissan Denso
* Biết lập trình Java PHP、C、C++、Android、.NET、Perl、VB.NET、VC#.NET、Ajax、Ruby、WebSphere….”

1. Độ tuổi 22 tuổi đến 30 tuổi
2. Trình độ: tu nghiệp sinh Tốt nghiệp cấp ĐH ( tu nghiệp sinh là gì ?)
3. Tay nghề: Ưu tiên có kinh nghiệm, Nếu chưa có kinh nghiệm mới tốt nghiệp ĐH thì tiếng Nhật giao tiếp tốt

4. Địa điểm làm việc Tokyo
5. Yêu cầu đặc biệt:
6 Hình thức tuyển dụng: Tuyển trực tiếp
7 Tiền lương cơ bản: tối thiểu trên 200,000 JPY ( Hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ làm visa gia đình, trợ cấp gia đình…)
8 Trợ cấp đào tạo tháng đầu
9 “Bảo hiểm xã hội, thân thể,
bảo hiểm thất nghiệp:” Theo luật pháp Nhật Bản quy định
10 Ngày dự kiến nhập cảnh : Sau khi phỏng vấn 2-3 tháng
11 Thời gian dự kiến thi tuyển tháng 3/2015

>> Tổng hợp đơn hàng xuất khẩu lao động nhật bản

LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TMS NHÂN LỰC
Địa Chỉ : Tòa nhà Vimeco – Lô E9 – Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Email : xuatkhaulaodongnb.vnn@gmail.com
Liên hệ trực tiếp để được tư vấn: Hotline: 0934 563 885

Tuyển thực tập sinh đi Nhật Bản làm việc

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
V/v : Tuyển Kỹ sư và Thực tập sinh đi Thực tập kỹ năng có thời hạn tại Nhật Bản
Trên cơ sở của Hợp đồng cung ứng phái cử và tiếp nhận xuất khẩu lao động nhật bản, Thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản được ký kết giữa Công ty cổ phần phát triển dịch vụ C.E.O với đối tác Nhật Bản. Công ty CEO đang cần tuyển một số kỹ sư và Thực tập sinh đi Thực tập kỹ năng có thời hạn tại Nhật Bản với những tiêu chí cụ thể như sau:
1. Ngành nghề tuyển dụng.
– Cơ khí(tiện, phay, bào, hàn điện, hàn CO2, dập kim loại), chế tạo và vận hành máy, điện, điện tử, tự động hóa, nhựa, công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu.
– May mặc, nhựa, đóng gói sản phẩm, chế biến hải sản, xây dựng, nấu ăn, nông nghiệp, chăn nuôi…
2. Đối tượng, tiêu chuẩn :
Đối với kỹ sư:
Nam, Nữ tốt nghiệp các trường Đại học (hệ chính quy) có các chuyên ngành: Cơ khí, xây dựng, nông nghiệp…. Tuổi từ 22 đến 35, sức khỏe tốt.
Đối với Thực tập sinh:
Nữ, Nam độ tuổi : Từ 19 đến 30 tuổi, có sức khỏe tốt.
Nam giới nặng 55 Kg, cao 1m65 trở lên.
Nữ giới nặng 45 kg, cao 1m55 trở lên.
– Yêu cầu:
+ Tốt nghiệp từ cấp III trở lên.
+ Chưa từng tham gia chương trình Thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, chưa từng xin Visa vào Nhật Bản.
+ Ưu tiên có kinh nghiệm ít nhất 01 năm đối với ngành nghề đăng ký tham gia thực tập sinh kỹ năng.
3. Thời hạn Hợp đồng :
Đối với Kỹ sư:
Tổng thời gian là 3 – 5 năm.
Đối với Thực tập sinh:
Tổng thời gian là 3 năm.
Lương/ trợ cấp Kỹ sư và Thực tập sinh kỹ năng :
Đối với Kỹ sư :
– Kỹ sư được áp dụng mức lương tối thiểu từ 180.000 – 220.000 Yên (tương đương với 1800 – 2200 USD) chưa bao gồm làm thêm giờ.
Đối với Thực tập sinh :
– Thời gian Thực tập kỹ năng: Thực tâp sinh kỹ năng được áp dụng mức lương trung bình của Nhật Bản thông thường tối thiểu khoảng 125.000 Yên – 140.000 Yên/tháng, chưa bao gồm tiền làm thêm giờ.
4. Quyền lợi và nghĩa vụ của Kỹ sư và Thực tập sinh
4.1. Quyền lợi:
– Được tham gia khoá học giáo dục định hướng theo quy định của luật XKLĐ Việt Nam, do CEO trực tiếp tổ chức và đào tạo.
– Ngoài mức trợ cấp và mức lương sẽ được nhận (như đã thông báo tại mục 3), người tham gia chương trình Thực tập kỹ năng tại Nhật Bản còn được hưởng những chế độ ưu đãi kèm theo như sau:
+ Được hưởng các chế độ phúc lợi xà hội theo quy định của luật pháp Nhật Bản
+ Được hưởng chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, BHYT, BHXH theo quy định của luật Lao động Nhật Bản.
4.2. Nghĩa vụ:
– Nộp các giấy tờ cá nhân theo quy định tại mục 6, và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của những thông tin cá nhân trong hồ sơ đó.
– Tuân theo các quy định về đào tạo và giáo dục định hướng của CEO
– Khám sức khỏe tại Bệnh viện được Bộ LĐTBXH chỉ định
– Nộp các khoản tài chính theo quy định.